“Loving Vincent” – Thế giới sơn dầu của người danh họa vĩ đại

Lần đầu tôi biết đến cái tên Vincent Van Gogh là hồi lớp 4, trong một tiết học mỹ thuật mà cuốn sách giáo khoa được in ngang trên khổ giấy A5. Nhiều người có lẽ đã không còn nhớ đến điều đó, nhưng quả thực ấn tượng về người nghệ sĩ “điên” tự cắt tai của mình là quá ấn tượng, ít nhất là với tôi – một người thích vẽ vời từ khi còn là một đứa trẻ.

Suốt chừng đó năm, cái tên Van Gogh cứ lặp đi lặp lại khắp nơi mà tôi đi tới. Những người họa sĩ chuyên nghiệp nói về Van Gogh, những người họa sĩ bán chuyên nói về Van Gogh, những người sư phạm nói về Van Gogh, truyền thông nói về Van Gogh, giới tri thức nói về Van Gogh, giới trẻ nói về Van Gogh, và ngay cả những người bình thường cũng nói về Van Gogh. Người người nhà nhà đều nói về Van Gogh, vậy nhưng sự thực, hiểu được ông và cảm xúc của ông, liệu có được mấy người?

Kết quả hình ảnh cho vincent van gogh

Ngày 29 tháng 7 năm 1980, Vincent Van Gogh ra đi trong căn phòng trọ tồi tàn của mình, chỉ hai ngày sau khi ông cố tự sát bằng súng. Bộ phim Vincent dựa trên tiểu sử của Van Gogh, lấy bối cảnh một năm sau đó, khi người con trai của người đưa thư của Vincent quyết tâm thay người bố đã già yếu, đưa bức thư cuối cùng mà Vincent viết cho em trai mình là Theodorus – người thân thiết nhất của Vincent. Rủi thay, Theodorus cũng đã qua đời sau khi cái chết của anh trai ít lâu, khiến cho người con trai của người đưa thư lặn lội xa xôi tới ngôi làng Auvers-sur-Oise ở ngoại ô Paris – nơi Van Gogh đã qua đời, để tìm người nhận bức thư, nhưng tại đây, người con trai của người đưa thư mới bắt đầu tìm hiểu về cái chết của Van Gogh, và qua đó ngày một hiểu rõ và đồng cảm với Van Gogh hơn.

Nhìn chung, xét về cốt truyện thì Loving Vincent không quá nổi trội. Cốt truyện của Loving Vincent gần như là một bộ phim tiểu sử lồng ghép với trinh thám, thậm chí còn có nhiều tình tiết chưa được làm rõ. Tuy nhiên rõ ràng Loving Vincent không phải một bộ phim lấy cốt truyện làm mạnh, mà Loving Vincent là một bộ phim tôn vinh, bởi vậy những yếu tố cảm xúc mới là điều đáng nói.

 

Bộ phim được lấy ý tưởng từ hơn 800 bức thư Vincent Van Gogh viết lúc sinh thời, được thực hiện theo dạng phim hoạt họa 12 hình/giây, với tổng cộng 65.000 bức tranh sơn dầu do 125 họa sĩ trên toàn thế giới thực hiện, lồng ghép với 120 bức tranh của chính Vincent Van Gogh. Đến với Loving Vincent, ta như được chìm đắm vào một thế giới sơn dầu vừa hư vừa thực, thực mà hư, hư mà thực. Những nét vẽ do từng sợi lông cọ mài trên vải vẫn còn đó, kết hợp với nhau tạo thành một sự chuyển động, dù không mượt mà như phim quay, nhưng lại khơi gợi và kích thích thị giác. Đó là một thế giới thực được thể hiện qua những nét vẽ, một thế giới mà ta đang sống được nhìn qua điểm nhìn của những người họa sư. Loving Vincent quả thực đã tôn vinh trường phái hậu ấn tượng và trường phái biểu hiện của Van Gogh, khi toàn bộ những phân cảnh ở thời gian hiện tại đều sử dụng phong cách của Van Gogh (còn những phân cảnh quá khứ sử dụng phong cách vẽ hiện thực, với tông màu đen trắng). Kỳ lạ thay, đó là một thế giới do Van Gogh tạo ra và giờ đây, Van Gogh đang sống trong thế giới của mình, nhiều năm sau khi ông đã chết.

Không chỉ đặc biệt về hình ảnh, Loving Vincent cũng có âm thanh xuất sắc. Những bản nhạc nền là yếu tố thiết yếu không thể tách rời để tạo nên cảm xúc cho cả bộ phim. Và cảm xúc ấy chính là…

Kết quả hình ảnh cho vincent van gogh starry night
Đêm đầy sao (1889)

Vincent Van Gogh – Người danh họa vĩ đại! Dù đã không ít lần tìm hiểu về Van Gogh trước đây, thậm chí đã có dịp tôi nảy ra ý tưởng về một cốt truyện dựa trên cuộc đời ông, thì đến với Loving Vincent, sự đồng cảm và cảm xúc về người nghệ sĩ này mới dâng trào hơn bao giờ hết.

Với tôi, Vincent Van Gogh có nhiều điểm tương đồng với Franz Kafka – một trong ba nhà văn mà tôi yêu thích nhất. Cả hai cùng có một tuổi thơ không êm đẹp, bị cái bóng quá lớn của người cha tác động, bị cảm giác cô độc, tự ti, thiếu vắng tình yêu thương bao trùm. Cả hai cùng không thực sự thành công trong cuộc sống, ngay cả với lĩnh vực của mình, trước khi chết. Và khi đã qua đời, cả hai đều đã trở nên vĩ đại. Vincent Van Gogh với trường phái biểu hiện ở hội họa, và Franz Kafka với văn học phi lý của văn chương.

Kết quả hình ảnh cho Franz Kafka
Franz Kafka (1883-1924)

Thông qua Loving Vincent, ta thấy Van Gogh thật tội nghiệp (dù bản thân Van Gogh chắc có lẽ không bao giờ muốn ai đó tội nghiệp cho mình. Chúng ta là ai mà có quyền tội nghiệp người khác? Hãy thử nghĩ coi, bạn sẽ thấy thế nào khi người khác nói rằng bạn thật tội nghiệp?). Van Gogh phải chịu áp lực rất lớn từ cha mẹ ngay khi còn nhỏ, ông đã làm rất nhiều việc để chứng tỏ bản thân với bố nhưng cuối cùng, tất cả lại đều là thất bại. Năm 28 tuổi, Vincent Van Gogh – một kẻ vô danh trong giới hội họa, lần đầu tiên cầm cọ lên vẽ. Cũng giống như Kafka, Van Gogh cuối cùng đã quyết tâm theo đuổi đam mê của mình. Ông đến Paris – nơi những danh họa nổi tiếng đương thời hội tụ, để học hỏi và giao lưu, bởi mọi miền tinh hoa đều đổ dồn về kinh đô của nghệ thuật ấy. Nhưng rồi những danh họa đương thời nhìn vào tranh của Van Gogh và coi khinh. Tính cách và đam mê của Van Gogh trở thành lập dị, bị bài trừ trong xã hội thượng lưu khinh khỉnh ấy. Điều đó khiến Van Gogh cảm thấy như mình là kẻ không có vai vế, không có chỗ đứng trong xã hội, là kẻ ở đẳng cấp xã hội thấp kém nhất.

Dĩ nhiên, điều đó không thể cản trở được Van Gogh. Với đam mê cháy bỏng về nghệ thuật, cũng như nghệ thuật, hội họa, màu sắc là thế giới duy nhất mà Van Gogh cảm thấy mình tồn tại, ông tiếp tục theo đuổi mặc cho những người xung quanh có nghĩ gì về mình. Trong suốt cuộc đời mình, Van Gogh chỉ vẽ, vẽ và vẽ. Ông thể hiện tâm trí và cảm xúc của mình trên tấm vải, thông qua cây cọ và sắc màu. Van Gogh đi nhiều nơi, từ miền Bắc tới miền Nam để vẽ, tuy nhiên trong suốt cuộc đời mình, Van Gogh mới chỉ bán đúng 1 bức tranh, và bức tranh ấy khi được bán lần đầu chỉ có giá bằng một cái bánh mì. Dù được em trai cung cấp về mặt tài chính, Van Gogh vẫn là một kẻ khốn cùng, sống trong nghèo khổ, không có vai vế xã hội và thậm chí còn bị mọi người xung quanh coi khinh.

Kết quả hình ảnh cho Doctor gachet
Chân dung bác sĩ Gachet (1890) – Cũng là một nhân vật quan trọng trong bộ phim Loving Vincent

Hầu hết những người xung quanh đều coi khinh Van Gogh sau khi ông tự cắt tai của mình chỉ để đưa cho một cô gái điếm. Họ cho rằng Van Gogh bị tâm thần, cố hết sức nói điều này điều nọ để Van Gogh phải bị nhốt vào trại thương điên, bất chấp cuộc sống của Van Gogh không hề ảnh hưởng gì tới họ cả.

Và rồi, cái chết của Van Gogh là một điều tất yếu. Trong Loving Vincent, cái chết của Van Gogh là một chủ đề xuyên suốt, mà nhân vật chính phải truy tìm nguyên nhân, cũng như được đội ngũ biên kịch nhuộm thêm chút màu sắc trinh thám. Những ai đã biết về cái chết của Van Gogh có lẽ không cần nói nhiều, những ai chưa biết thì sẽ biết thông qua bộ phim Loving Vincent. Nhưng ở trên góc nhìn hiện sinh, cái chết của Van Gogh là do ông lựa chọn, hẳn ông phải có lý do để làm điều đó, người ngoài như tôi sẽ không đưa ra lời phán xét.

Irises-Vincent van Gogh.jpg
Hoa diên vỹ (1889)

 

Cùng như the Great Gatsby, dù đáng thương như Van Gogh đã trở nên vĩ đại. Hãy gọi ông là người danh họa vĩ đại.

Tập tin:Vincent Willem van Gogh 016.jpg
Nhìn từ ban công (1883)
Mùa gặt (1888)
Quán cafe đêm ở Artles (1888)
Tập tin:Vincent Willem van Gogh 106.jpg
Chân dung tự họa (1889)

 

Người viết: ĐA-ĐA

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s