Nhà Thờ Đức Bà Paris đã từng bị lãng quên, tàn phá và sau đó được cứu bởi Victor Hugo

Đôi dòng nhân dịp đang đọc lại cuốn sách cùng tên của Victor Hugo sau sự kiện Nhà Thờ Đức Bà Paris bị cháy, và mình bỗng nhận ra (cũng như tìm hiểu thêm) được một số điều.
—————-
Sau 170 năm xây dựng, Nhà Thờ Đức Bà (sau đây gọi tắt là Notre Dame cho ngắn gọn), được xem như biểu tượng tôn giáo dưới thời trung cổ, thì vào thời Cách mạng, người Pháp coi Notre Dame như biểu tượng thần quyền. Phong trào phục hưng, phong trào cách mạng tìm cách xóa bỏ (hoặc tàn phá) các tàn tích từ trung cổ, mà kiến trúc Gothic bị xem như một thứ gồ ghề ngáng đường phục hưng. Trong Cách mạng Pháp, điều quan trọng đó là phải lật đổ phe bảo hoàng để tạo dựng lợi thế cho giai cấp tư sản, và dĩ nhiên phe bảo hoàng và thần quyền là đồng minh. Bởi vậy, Notre Dame vào thời Cách mạng Pháp, bị chính người Pháp bỏ bê (mà trước đó thì Notre Dame cũng không nổi tiếng đến thế), và để cho những người cách mạng mặc nhiên xâm phạm, tàn phá.

Kết quả hình ảnh cho french revolution

Victor Hugo là một người ủng hộ Cách mạng Pháp cuồng nhiệt, tới mức còn bị trục xuất khỏi thành phố Paris mà ông nguyện sống chết vì nó, và sự cổ vũ Cách mạng được ông đề cao rõ ràng trong Les Miserables – tác phẩm sau này, và thành công nhất của ông.

Nhưng Victor Hugo cũng là người bảo vệ nghệ thuật, và không cho phép người ta xâm phạm, hủy hoại những giá trị nghệ thuật truyền thống. Notre Dame là một nhà thờ được Victor Hugo cực kỳ yêu mến, ông yêu mến vì kiến trúc Gothic, vì sự gắn bó với lịch sử thành phố, và vì những giá trị truyền kỳ của nhà thờ. Với Hugo, Notre Dame còn hơn cả một nhà thờ, đó là một con người, là Thằng Gù của ông.

Kết quả hình ảnh cho the hunchback

Có lẽ vì thế mà Victor Hugo đau lòng và bực tức khi thấy nhà thờ bị hủy hoại (mà ở lời giới thiệu cuốn sách, Hugo có đề cập đến). Cuốn sách Notre Dame de Paris (đôi khi được biết đến như Thằng Gù nhà Thờ Đức Bà do vở kịch dựng từ cuốn sách lấy tên này (vở kịch đầu tiên cũng do Hugo viết và cái tên này cũng do Hugo đặt, không phải xuất phát từ bộ phim của Disney), được Hugo viết, lấy bối cảnh Notre Dame bởi ông yêu mến nhà thờ, không phải một mục đích lợi dụng để giành được sự đồng thuận bảo tồn nhà thờ, dù thực ra, Hugo cũng muốn như vậy.

Sau khi ra mắt, cuốn sách Notre Dame de Paris thành công rực rỡ, bán được rất nhiều bản ở Pháp (kiểu như Harry Potter ngày nay). Notre Dame trở thành hiện tượng, được nhiều người quan tâm, để ý, yêu mến, đặc biệt là những người trẻ, bởi Hugo lúc bấy giờ rất được những người trẻ cấp tiến yêu mến.

Kết quả hình ảnh cho notre dame de paris demons

Cuốn sách xuất bản lần đầu năm 1831, 10 năm sau, năm 1841, Chính phủ Pháp đã tuyên bố Notre Dame là chứng nhân lịch sử của Paris, biểu tượng quan trọng nhất của Paris (lúc bấy giờ chưa có tháp Effiel), và Hội đồng các Công trình lịch sử đã thành công trong việc đề xuất một dự án cải tạo lại Notre Dame. Dự án được phụ trách bởi 2 kiến trúc sư Eugene Viollet-le-Duc và Jean-Baptiste Lassus. Lassus qua đời năm 1857, chỉ còn Viollet-le-Duc tiếp tục dự án. Dự án bảo tồn đã trả lại khuôn mặt và linh hồn của Notre Dame như thời Trung Cổ và được duy trì bảo tồn đến ngày nay.

Hình ảnh có liên quan

Một điều thú vị mình nhận ra khi đọc lại Notre Dame, đó chính là nhân vật Thằng Gù Quasimodo. Quasimodo được Hugo miêu tả gắn bó với Nhà Thờ, là hơi thở và linh hồn của Nhà Thờ mà những nét gồ ghề lồi ra của hắn lại vừa khít với những vết lõm của Nhà Thờ, mà nếu như những ai từng biết Quasimodo đã từng ở đó, khi không còn thấy hắn nữa, sẽ thấy Notre Dame như một đôi mắt không có cái nhìn. (dựa trên chính những lời văn của Victor Hugo). Mình nhận ra Quasimodo có phần nào đó chính là Notre Dame, bị mọi người (thời đó) coi là xấu xí, mà ruồng bỏ, mà xúc phạm nó, bản thân nó cũng vì bị ruồng bỏ, xúc phạm mà trở nên thô lỗ, cộc cằn, lập dị, nhưng rồi ẩn sâu bên trong nó là một trái tim, để rồi sẽ trở nên vĩnh cửu.

Hình ảnh có liên quan
Notre Dame cũng giống như Quasimodo, có điều Notre Dame không cần phải đợi đến lúc chết mới chứng minh được giá trị của mình, điều mà Hugo đã lo sợ, và cũng có lẽ là một phần dự đoán cho số phận Notre Dame khi viết cuốn sách cùng tên. Nhưng rồi nhờ chính sự lo sợ và cuốn sách ấy, Victor Hugo đã cứu lấy Notre Dame, và biến Notre Dame từ một thằng gù trở thành biểu tượng trường tồn vĩnh cửu.

Đây chính là điều tuyệt vời nhất mà Victor Hugo – một con người, một nhà văn bé nhỏ; có thể làm được cho một tòa tháp khổng lồ hơn 600 năm tuổi (tính đến 1831), cho một nền kiến trúc, cho thành phố Paris vĩ đại, và cho cả một dòng chảy lịch sử bất tận.

Đó là điều tuyệt vời nhất mà Victor Hugo đã dành cho Notre Dame và Paris – hai tình yêu lớn của đời mình.

Hình ảnh có liên quan

Kết quả hình ảnh cho notre dame de paris

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s