[Teaser] Vương Triều Trắng – Bùi Thị Xuân trừng trị Đặng Lân

“Vương quyền trắng” là tác phẩm fantasy bối cảnh Đại Việt lấy cảm hứng dựa trên lịch sử do mình đang sáng tác. Đây là tác phẩm sắp tới mình sẽ tập trung xây dựng. Do là tác phẩm fantasy lấy cảm hứng từ lịch sử, mình sẽ cố đưa vào những chi tiết đúng với lịch sử nhất trong tầm hiểu biết của mình (về lễ nghi, cung cách xưng hô, trang phục…) nhưng do hiểu biết có hạn, đồng thời là tác phẩm fantasy nên sẽ có nhiều sai xót nếu so với đúng lịch sử. Đồng thời, mình có sáng tạo thêm nhiều chi tiết đậm tính fantasy (ví dụ như tượng rồng khổng lồ trước cổng Đoan Môn, cùng các quy ước để tạo thêm phần hấp dẫn). Đoạn trích dưới đây là “Chương 1: Đêm máu” mở đầu cho tác phẩm “Cuộc chiến đế quyền”.

Bối cảnh: Đoạn trích lấy bối cảnh khi quân Tây Sơn mới tiến ra Bắc Hà và giành chiến thắng ở Nghệ An. Đặng Lân – em của tuyên phi Đặng Thị Huệ – kẻ được mệnh danh “Cậu Trời” vốn là kẻ đại gian ác, gây biết bao chuyện tang thương ở Long thành. Hắn cậy quyền thế, bắt giết hiếp không biết bao nhiêu phụ nữ, không coi đại thần ra gì, ai cản chở hắn đều phải chết. Danh tiếng tàn bạo của Đặng Lân lan truyền khắp cả nước, không ai là không biết. (Đọc thêm Đêm Hội Long Trì – Nguyễn Huy Tưởng để tìm hiểu thêm về nhân vật này). Do không chịu nổi việc Đặng Lân hành hạ con gái mình, Chúa Trịnh đã bắt Đặng Lân, cắt hết bổng lộc, cho đày đi biệt xứ ở đất Nghệ An.

—————————————

Quân Tây Sơn ùn ùn kéo vào Nghệ An. Lính Bắc Hà bị giải giáp, cúi đầu mà đi với gôm cùm trên cổ. Đám nô dịch phần đông vui mừng phấn khích, hò reo ủng hộ Tây Sơn, cũng có những kẻ tỏ vẻ bất cần, rằng quân nào thắng thì kẻ nô dịch cũng vẫn chịu khổ. Nhưng trong số đó, nổi bật là một tên nô dịch nom vẻ phấn khởi ra trò. Hắn có cái bụng phệ và dáng người chảy xệ dù gầy đi ít nhiều, rõ là kẻ đã từng ăn sung mặc sướng. Tay nô dịch hò reo, chửi rủa đám lính của chúa Trịnh đang bị áp giải, và khen lấy khen để quân Tây Sơn, nào là thần binh trời cử xuống để trừng phạt mạt chúa, nào là chúa công Nguyễn Bình anh minh, vĩ đại. Nhưng rồi bỗng hắn im bặt. Đứng trước mặt hắn là một người phụ nữ mặc áo giáp Tây Sơn, tay cầm kiếm dài, trên mặt bị bỏng một nửa. Người phụ nữ bỏng mặt nhìn hắn với ánh mắt căm thù. Cô sấn lại, rút gươm chĩa thẳng vào mặt tay nô dịch:

“Quân chó má. Mày còn nhớ tao không?”

Tay nô dịch cúi lạy rối rít, vừa lạy vừa nói:

“Con lạy bà. Lạy bà tha cho con. Con chỉ là kẻ nô bộc quèn, bị bọn chó Trịnh bắt đưa đến đây nô dịch, chứ con nào dám đắc tội với bà.”

Người phụ nữ bỏng mặt dí kiếm vào cổ họng tay nô dịch, từ từ nhấc mũi kiếm lên khiến tay nô dịch phải ngửa mặt lên. Trên trán hắn xăm hai chữ “Cậu Trời”. Người phụ nữ cười, điệu cười thỏa mãn, vừa đáng sợ, nhưng cũng lại đáng thương:

“Quân chó má. Hai chữ “Cậu Trời” mày xăm trên trán, còn ai khác vào đây. Hồi đó tao không nhìn rõ mày. Hồi đó mày béo ục ịch, dáng ngạo nghễ. Giờ đây mày chỉ là thằng nô dịch bẩn thỉu, đê hèn, người gầy như quỷ đói. Nhưng tao vẫn nhận ra mày. Nhìn đi! Mày nhìn vào mặt tao đi! Mày lại không nhớ ra tao sao?”

“Cậu Trời”, hay cũng chính là Đặng Lân, ngửa mặt nhìn lên. Trong hắn chợt hiện ra ánh lửa bập bùng của một đêm nào đó, khi hắn đang cưỡng bức một tiểu thư đẹp như hoa, nhưng tiểu thư ấy lại chống trả quá quyết liệt khiến hắn điên lên, vớ luôn cây nến mà dí vào mặt, sai quân lính giữ tay giữ chân để hắn đốt xém nửa bêm mặt của tiểu thư ấy.

Đặng Lân cúi đầu, cãi cố:

“Bà lớn nhầm người rồi. Con nào phải “Cậu Trời” gì đâu.”

Từ xa xa, một nữ tướng cưỡi voi đi lại gần. Đó là nữ tướng Bùi Thị Xuân nổi danh của “Tây Sơn thất hùng”. Voi của bà lững thững bước lại gần, có quân lính đi theo, bỗng chốc đã bao vây lấy Đặng Lân. Người phụ nữ bị cháy nửa mặt lại gần Bùi Thị Xuân, nói:

“Bẩm nữ tướng! Thằng này là “Cậu Trời” hưng oai tác quái, gây bao chuyện khổ đau cho phụ nữ Bắc Hà mà em đã kể với nữ tướng.”

Bùi Thị Xuân hiên ngang ngồi trên lưng voi, nàng quát lên giọng đanh thép:

“Lính đâu, bắt nó lại!”

Rồi bà quay sang nói với người phụ nữ bị cháy nửa mặt:

“Ta sẽ trả thù cho em, cũng như thay mặt phụ nữ, trừng trị thằng đốn mạt này.”

Đặng Lân bị bắt, áp giải đến một góc trong thành. Hắn vừa đi vừa van lơn, khóc lóc, lạy lục cầu xin tha mạng, nhưng chẳng ai thương hại. Những tai tiếng của “Cậu Trời” đã vượt qua biên giới Bắc Hà, vào đến tận Gia Định, khiến cho người người nhà nhà đều oán ghét.

Bùi Thị Xuân cưỡi voi vào đến trong góc thành, rồi nàng trèo xuống. Nàng cùng quân lính leo lên tường thành, đứng nhìn xuống phía dưới. Bùi Thị Xuân nói to dõng dạc, đủ để Đặng Lân nghe thấy:

“Này Cậu Trời! Tội ngươi đáng ra phải tứ mã phanh thây, voi giày ngựa xéo. Nhưng ta xem chừng, chết như vậy quá dễ dàng cho ngươi. Kẻ tự xưng là Cậu Trời, cho là mình đứng trên cả thiên tử. Kẻ bắt, hiếp, giết không biết bao phụ nữ. Gây cảnh lầm than cho biết bao gia đình. Giờ ta muốn xem, đứng trước voi chiến của ta thì liệu rằng Trời có cứu được ông cậu trời đánh như ngươi hay không?”

Đặng Lân nhìn thấy voi chiến của Bùi Thị Xuân to như ngọn núi phía trước mặt, thì sợ hãi vô cùng. Hắn gào rống cầu xin, đái cả ra quần vì sợ. Biết là cầu xin không ích gì, Đặng Lân lấy hết can đảm nói:

“Chí ít thì cũng phải cho ta một thanh kiếm chứ!”

Bùi Thị Xuân cười khinh bỉ. Bà rút lấy một thanh kiếm cắm ở thành, chắc của tên lính nào bỏ lại. Người phụ nữ bị cháy nửa mặt can:

“Nữ tướng chớ cho hắn kiếm. Hắn làm hại voi của người thì không hay. Loại như hắn, không nên phí một giọt máu nào của voi chiến.”

Bùi Thị Xuân cười, nói:

“Yên tâm đi. Voi của ta đánh biết bao trận mạc, đụng độ quân Xiêm, quân Nguyễn Phúc, quân Trịnh, còn không sợ. Thằng đốn mạt này sao làm hại được voi chiến của ta.”

Nói rồi, nàng ném thanh kiếm xuống chỗ Đặng Lân. Đặng Lân lồm cồm bò ra rút kiếm. Hắn đưa kiếm lên vung vẩy, dọa dẫm voi. Hắn cố gào thét, nhưng thực ra tay đang run tới mức cầm kiếm còn không vững.

Bị khiêu khích, voi chiến lạnh lùng tiến lại gần. Càng ngày, con voi khổng lồ càng sát Đặng Lân. Hắn quyết định tấn công trước, bởi đã bị dồn vào chân tường chẳng thể bỏ chạy. Nhưng vừa mới vung kiếm lên, thì hắn đã bị voi chiến dùng vòi đập bay sang một bên. Người bay một đằng, kiếm rơi một nẻo. Hắn nằm lăn ra đất, cảm thấy đau nhói ở chân. Có lẽ đã gãy xương rồi.

Trong cái rủi có cái may, bị hất sang một bên thì không còn bị dồn vào chân thành nữa. Đặng Lân cố lấy hết sức lết đi, bỏ chạy khỏi con voi chiến khổng lồ. Do chân đã gãy nên hắn chỉ cố lết đi một cách chậm rãi, với cái chân buông thõng như que củi.

Voi chiến nhào tới, lấy hai chân giẫm lên. Đặng Lân hét giống lên. Hắn cảm thấy lục phủ ngũ tạng vỡ nát. Bàn chân khổng lồ của voi chiến đã đè lên một nửa thân dưới người hắn. Máu me chảy ra be bét. Bụng với lưng dập nát, thấy cả ruột lòi ra.

Voi chiến chậm rãi nhả chân, bước sang một bên. Ấy vậy mà Đặng Lân chưa chết. Hắn gào thét trong đau đớn và kinh hoàng. Hắn nhìn thấy ruột gan mình lòi ra khỏi bụng. Hai chân cũng vỡ nát, thịt xương lẫn lộn vào nhau thành một đám bầy nhầy. Hắn vẫn cố lết đống xương thịt, máu me bầy nhầy ấy đi, như bản năng chạy trốn khỏi con quái thú. Lần này, Bùi Thị Xuân thổi kèn hiệu lệnh cho voi. Voi nghe thấy, liền làm theo lệnh chủ tướng. Con voi khổng lồ lao tới, dùng vòi quắp Đặng Lân lên. Đầu Đặng Lân trúc xuống đất, cả người bị vòi voi quấn, nhấc bổng lên trời. Trong khoảnh khắc đó, Đặng Lân biết chắc chắn rằng mình sắp chết.

Ánh mắt hắn tối đi. Một ký ức năm xưa tràn về. Đó là cảnh tượng ở đồi chè quê nhà, hắn đang ngồi nghịch đất còn chị hắn đang lúi húi hái chè. Cả Đặng Lân lẫn Đặng Thị Huệ hồi đó đều còn nhỏ, chỉ khoảng chín, mười tuổi. Thế rồi bỗng ở đâu một đám trẻ con làng kéo đến. Đám này lớn hơn hai chị em Đặng Lân, lại mặc áo vải, đều là con cháu nhà địa chủ. Chúng xúm lại trêu chọc, xàm xỡ Đặng Thị Huệ. Thấy chị bị đám lớn hơn xàm xỡ, Đặng Lân tức lắm, nó sấn sổ lao vào, đánh nhau với bọn kia. Nhưng Đặng Lân chỉ là một thằng nhóc yếu đuối, bị đám trẻ con lớn hơn kia vật ra, đấm đá túi bụi. Đặng Thị Huệ gào khóc, lao vào cản nhưng bọn trẻ không nương tay. Đánh xong, cả bọn hả hê bỏ đi, để lại hai chị em Đặng Thị Huệ và Đặng Lân ở lại trên đồi chè. Đặng Thị Huệ ôm lấy em, bàn tay bé nhỏ ngọc ngà xoa xoa vết bầm tím trên mặt đứa em yếu đuối. Hai chị em ôm nhau mà khóc trong tủi hờn giữa đồi chè rộng lớn.

Đặng Lân mếu máo, vừa do đau, vừa do thương chị. Nó vừa nói vừa khóc:

“Chị, em đau quá.”

Đặng Thị Huệ cắn răng, trả lời:

“Em đừng lo. Chị nhất định sẽ bảo vệ em, dù thế nào chăng nữa. Sẽ không có kẻ nào đụng tới em được nữa đâu.”

Vòi voi nâng Đặng Lân lên cao rồi quật xuống đất đánh rầm. Đặng Lân vỡ sọ mà chết. Óc phạt ra, trộn lẫn với máu, đỏ quện trên mặt đất. Voi cứ quật đi quật lại như thế năm hồi, cho tới khi mặt đất nhuống máu, còn thây Đặng Lân chỉ còn là những miếng xương thịt lùi nhùi không rõ hình hài.

Bùi Thị Xuân thổi kèn hiệu cho voi ngừng lại, rồi cho quản tượng vào dắt đi. Người phụ nữ bị cháy nửa mặt đứng từ trên tường thành, nhổ nước bọt xuống phía dưới. Bùi Thị Xuân nói:

“Ta đã trừng phạt được kẻ tàn bạo, bất nhẫn, vô luân này rồi. Giờ thì ta đi thôi. Trước mắt ta, còn một chặng đường tiến quân về Long thành nữa!”

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s